Lộ thông tin xe máy Honda bán chạy nhất Việt Nam sắp được làm mới
Dù nhạc sĩ Dương Thụ có số lượng tác phẩm được trình diễn và thu âm bắt đầu từ năm 1980 đến nay lên tới 107 ca khúc, nhưng bộ đĩa này chỉ có thể chọn tối đa 16 tác phẩm phổ biến nhất trong số đó, và đây là những tác phẩm đã trở nên quen thuộc với công chúng yêu nhạc như: Cho em một ngày, Nghe mưa, Vẫn hát lời tình yêu, Gọi anh, Tháng tư về, Họa mi hót trong mưa, Em đi qua tôi, Bay vào ngày xanh, Lắng nghe mùa xuân về…Lương hưu của người làm cho nhà nước cao hơn của lao động khối tư nhân?
Sau hơn 10 ngày nghỉ tết với những buổi ăn chơi, họp mặt gia đình và giấc ngủ kéo dài đến trưa, Nguyễn Hoàng Nam (25 tuổi), giám sát quy trình chế biến thực phẩm tại H.Nhà Bè, TP.HCM, cảm thấy uể oải và chưa sẵn sàng quay lại công việc.Công việc của Nam là giám sát quá trình chế biến thực phẩm nên yêu cầu sự tỉnh táo và tập trung tối đa để đảm bảo chất lượng sản phẩm trong suốt 8 tiếng đồng hồ. Tuy nhiên, sự thay đổi đột ngột từ không khí nghỉ ngơi, thư giãn sang môi trường làm việc căng thẳng khiến Nam cảm thấy bị "sốc".Rời nhà từ tỉnh Sóc Trăng lên Bình Dương vào mùng 4 (tức ngày 1.2), để chuẩn bị đi làm lại vào mùng 6 (ngày 3.2), Nguyễn Thị Kim Nguyên (27 tuổi), làm việc tại Bình Dương, cảm thấy tiếc nuối vì "còn tết". "Mình rời đi khi những cây mai trước nhà đang trổ đẹp, bánh mứt còn ê hề. Thật sự không có tinh thần trở lại làm việc", Nguyên nói. Bắt đầu ngày làm việc đầu tiên, Nguyên cùng đồng nghiệp cắn hạt dưa, lì xì chúc tết… thay vì toàn tâm tập trung vào công việc.Trở lại làm việc vào mùng 7 tết (ngày 4.2), Nguyễn Chí Kiên (24 tuổi), làm thiết kế đồ họa tại TP.Cần Thơ, cảm thấy thiếu động lực và mệt mỏi: "Dù đã ngồi trước máy tính cả buổi, mình vẫn không thể nảy ra bất kỳ ý tưởng mới nào. Sau kỳ nghỉ dài, mình đã quen với nhịp sống nghỉ ngơi, ăn uống thoải mái, nên bây giờ rất khó để lấy lại sự tập trung".Huỳnh Tấn Đạt, nghiên cứu sinh Trường ĐH Công nghệ Sydney, Úc, cho biết việc bắt đầu lại công việc sau kỳ nghỉ tết có thể là một thách thức lớn nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Thay vì "chạy nước rút" ngay vào đúng hôm đi làm, Đạt khuyên mọi người nên bắt đầu từ vài ngày trước, đặc biệt là thiết lập lại nhịp sinh hoạt."Việc thức dậy đúng giờ, sắp xếp công việc cá nhân và tập trung vào các mục tiêu nhỏ trong tuần đầu tiên sẽ giúp bạn dần làm quen lại với guồng quay công việc. Đừng dồn hết tất cả mọi việc vào một lần, mà hãy chia nhỏ ra", Đạt chia sẻ.Theo Đạt, việc sử dụng các phương pháp quản lý thời gian như pomodoro (làm việc tập trung trong 25 phút rồi nghỉ ngắn) hay quy tắc 80/20 (tập trung vào 20% công việc quan trọng nhất, vì chúng sẽ mang lại 80% hiệu quả) sẽ giúp nâng cao hiệu suất mà không gây căng thẳng quá mức.Đạt cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kết nối lại với đồng nghiệp để tái tạo cảm hứng. Tham gia các cuộc họp nhóm, trò chuyện về công việc và cuộc sống sẽ giúp tạo sự gắn kết, giúp bạn dễ dàng hòa nhập lại với môi trường làm việc.Đạt khuyến cáo không nên ép bản thân vào một lịch trình làm việc quá nghiêm ngặt ngay lập tức. Thay vào đó, nên điều chỉnh từ từ như duy trì thói quen ngủ đúng giờ, dậy sớm hơn một chút mỗi ngày để cơ thể dần thích nghi với nhịp sinh học mới.Chuyên gia tâm lý Nguyễn Thế Huy, Phó giám đốc Công ty TNHH truyền thông, tư vấn và đào tạo Ý Tưởng Việt (TP.HCM), cho biết cảm giác mệt mỏi và thiếu động lực khi quay lại công việc sau kỳ nghỉ dài là hiện tượng hoàn toàn bình thường, đặc biệt ở giới trẻ.Theo thạc sĩ Huy, sau một kỳ nghỉ dài, não bộ của chúng ta đã quen với nhịp sống thoải mái và ít căng thẳng. Quay lại công việc, với áp lực và khối lượng công việc tồn đọng, có thể khiến bạn cảm thấy bị "sốc". Điều này gây ra hiện tượng "post-holiday blues" (cảm giác buồn chán sau kỳ nghỉ), khi cơ thể và tinh thần chưa kịp thích nghi với nhịp làm việc mới."Hiện tượng này là kết quả của sự gián đoạn trong nhịp sinh học và sụt giảm dopamine - chất dẫn truyền thần kinh, liên quan đến động lực, cảm giác hứng thú", thạc sĩ Huy giải thích. Do đó, thay vì ép bản thân quay lại ngay lập tức, thạc sĩ Huy khuyên việc khởi động lại công việc nên bắt đầu từ những nhiệm vụ đơn giản, dễ dàng thực hiện. Điều này sẽ kích thích não bộ tiết ra dopamine, từ đó giúp tái tạo động lực và giảm căng thẳng.Theo thạc sĩ Huy, hãy tự thưởng cho bản thân sau mỗi nhiệm vụ hoàn thành để duy trì động lực làm việc. Một không gian làm việc gọn gàng và mới mẻ cũng giúp bạn dễ dàng thích nghi với áp lực công việc, đồng thời kích thích sự sáng tạo. Trước khi quay lại công việc hãy tạo một ngày đệm. Dành một ngày trước khi đi làm để điều chỉnh lại thói quen và sắp xếp công việc sẽ giúp bạn quen dần lại với nhịp độ công việc mà không bị áp lực quá lớn."Kết nối với đồng nghiệp và quản lý kỳ vọng cá nhân sẽ giúp giảm căng thẳng, tạo sự gắn kết, dần làm quen với nhịp độ công việc sau kỳ nghỉ tết. Đừng đặt kỳ vọng quá cao vào bản thân ngay lập tức. Hãy cho mình thời gian để làm quen lại với nhịp độ công việc và đạt được năng suất tối đa", thạc sĩ Huy nói.
Dịch tả lợn châu Phi lan rộng ở TX.Quảng Yên
Công ty đã đưa ra những giải pháp vừa tạo tác động tích cực môi trường, vừa thúc đẩy phát triển bền vững cho cộng đồng địa phương, góp phần xây dựng một tương lai xanh hơn, mang lại giá trị lâu dài cho môi trường và xã hội.Một trong những biểu tượng tiêu biểu cho chiến lược phát triển bền vững của NESTLÉ tại Việt Nam là nhà máy sản xuất hiện đại NESTLÉ Trị An, minh chứng rõ nét việc áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong sản xuất. Tại đây, NESTLÉ đã áp dụng các giải pháp tiên tiến như biến bã cà phê thành nhiên liệu sinh khối, gạch không nung và phân vi sinh, giảm phát thải CO₂, và tuần hoàn nước trong sản xuất. Các sáng kiến này giúp giảm thiểu ô nhiễm và giảm phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường bền vững. Đặc biệt, từ năm 2015, 100% nhà máy của NESTLÉ Việt Nam đã đạt mục tiêu không rác thải chôn lấp. Hiện các loại rác thải trong quá trình sản xuất được đưa về kho tái chế và phân loại.Bên cạnh đó, chương trình NESCAFÉ Plan của NESTLÉ tiếp tục mở rộng chiến lược bền vững, trong sản xuất và nông nghiệp, giúp người trồng cà phê cải thiện kỹ thuật canh tác, tiết kiệm nước, giảm hóa chất, và tăng năng suất cây trồng. Đến nay, dự án NESCAFÉ Plan đã hỗ trợ 16.000 hộ canh tác cà phê bền vững theo tiêu chuẩn 4C, giúp các nông hộ giảm 40 - 60% lượng nước tưới, giảm 20% lượng phân bón hóa học, đồng thời tăng 30 - 100% thu nhập nhờ áp dụng mô hình xen canh hợp lý, cũng như giảm lượng phát thải carbon trên mỗi ký cà phê xanh thu hoạch được.Những sáng kiến này giúp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, cải thiện sinh kế cho cộng đồng nông dân, hỗ trợ người dân chuyển dịch nông nghiệp tái sinh, bảo vệ độ phì nhiêu của đất, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp. Đặc biệt, việc nâng cao chất lượng cà phê và đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế đã giúp cà phê Việt Nam phát triển bền vững hơn trên thị trường toàn cầu.NESTLÉ còn áp dụng nhiều sáng kiến để giảm phát thải trong thiết kế và sản xuất, đặt mục tiêu trên 95% bao bì nhựa của tập đoàn được thiết kế để tái chế đến năm 2025, với tham vọng hướng đến 100% bao bì có thể tái chế và tái sử dụng.NESTLÉ Việt Nam cũng đã phối hợp các đối tác để tổ chức nhiều chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp (DN) trong chuỗi cung ứng của mình. Các hoạt động này tập trung vào đào tạo, kiểm đếm và đo lường phát thải khí nhà kính, giúp DN từng bước cắt giảm lượng khí thải và nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế."Với tầm nhìn trở thành công ty toàn cầu gắn kết địa phương và tiên phong trong phát triển bền vững, NESTLÉ đặt các mục tiêu và đưa ra các giải pháp đổi mới cho chính mình, và còn mong muốn truyền cảm hứng và hỗ trợ cộng đồng DN cùng hướng tới tương lai xanh, đóng góp vào các cam kết chung của Việt Nam", ông Binu Jacob, Tổng giám đốc NESTLÉ Việt Nam cho biết.Các nỗ lực này thể hiện trách nhiệm của NESTLÉ đối với chương trình hành động cụ thể nhằm hướng đến tương lai xanh của quốc gia; mở rộng ảnh hưởng tích cực tới cộng đồng, hướng tới xây dựng một xã hội xanh, sạch và bền vững hơn.
Sự tập trung của thị trường chủ yếu về thông tin sản lượng của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) trong thời gian tới. Đến nay, còn quá sớm để cho rằng, tổ chức này tiếp tục duy trì việc cắt giảm sản lượng hay không. Tuy vậy, trong 1- 2 tuần tới, nếu xét thấy nhu cầu khó tăng, các nhà phân tích cho rằng, OPEC+ có thể sẽ kéo dài việc cắt giảm sản lượng để bảo toàn giá.
Mở mạng là gặp 'bẫy lừa': Đừng tin dịch vụ lấy lại tiền!
Kể từ khi nhậm chức vào ngày 20.1, Tổng thống Mỹ Donald Trump hầu như ngày nào cũng đe dọa đánh thuế lên một nước nào đó. Tương tự nhiệm kỳ 1 của ông Trump, thuế quan giờ đây lại trở thành món vũ khí kinh tế để ông đạt được các mục tiêu chính sách đối ngoại từ thương mại đến nhập cư, theo AFP.Trong số các nước bị ông Trump nhắc tên có cả đồng minh và đối tác thương mại lớn như Canada và Mexico, các đối thủ như Nga và Trung Quốc và các nền kinh tế nhỏ hơn Mỹ như Đan Mạch và Colombia.Mới đây nhất, chính quyền Mỹ hôm 26.1 công bố thuế suất và lệnh trừng phạt mới đối với Colombia vì nước này không nhận công dân bị trục xuất từ Mỹ. Tổng thống Colombia Gustavo Petro sau đó chấp nhận nhận về những người nhập cư bị trục xuất và Mỹ rút lại thuế suất.Theo tờ The Washington Post, nhiều tổng thống Mỹ liên tiếp đã tăng cường vận dụng sức mạnh kinh tế trong những thập niên qua nhưng chính quyền Tổng thống Trump nhiệm kỳ 2 đã đưa cách tiếp cận đó lên mức độ mới khi ông sẵn sàng nhắm đến các nước đồng minh vì những bất đồng chính sách thông thường, hay thậm chí vì những mong muốn liên quan chuyện lãnh thổ.Ông John Creamer, nhà ngoại giao kỳ cựu từng là Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, bình luận: "Đây là việc thi hành hung hăng sức mạnh kinh tế của Mỹ theo cách chúng tôi chưa từng thấy trong thời gian rất dài, ít nhất là từ thời hậu Thế chiến 2"."Không quá khó khăn để thấy rằng ông Trump đang tái định nghĩa chính sách đối ngoại của Mỹ. Trước đây, các tổng thống Mỹ sử dụng công cụ thương mại khi xử lý các vấn đề thương mại. Nhưng với tư cách là người đàm phán tối cao, tôi chắc là ông Trump đã tự hỏi 'Vì sao chúng ta không sử dụng tất cả công cụ để đảm bảo đạt được mục tiêu của mình?'", cựu trợ lý cấp cao Hội đồng An ninh quốc gia Nhà Trắng Juan Cruz nói với The Washington Post.Theo giới quan sát, còn quá sớm để khẳng định liệu cách tiếp cận của ông Trump có thành công hay không, nhưng ít nhất nó cho thấy nhà lãnh đạo không ngần ngại sử dụng công cụ này để đạt được điều ông muốn.Ông Eddy Acevedo, chánh văn phòng và là cố vấn cao cấp của Trung tâm Woodrow Wilson, viện nghiên cứu chính sách tại Washington D.C, cho biết Tổng thống Colombia Petro đã nhanh chóng nhận ra rằng Mỹ có nhiều đòn bẩy để mặc cả hơn so với Colombia và quyết định liều lĩnh của ông có thể gây thiệt hại cho đất nước. "Chỉ riêng năm ngoái, ông Petro không gây khó khăn gì khi nhận về 14.000 người Colombia bị trục xuất từ Mỹ", ông Acevedo cho biết thêm.Các cố vấn của ông Trump vui mừng vì Colombia đã xuống nước và cho rằng đó là bằng chứng của việc lãnh đạo Mỹ có thể tiếp tục cách tiếp cận trên để đạt được chiến thắng về chính sách. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng việc gây sức ép như trên có thể sẽ phản tác dụng, làm phơi bày một số mâu thuẫn trong mục tiêu chính sách của ông Trump.Canada, Mexico và Trung Quốc là 3 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ, xuất khẩu hơn 2.000 tỉ USD hàng hóa và dịch vụ sang Mỹ mỗi năm, chiếm khoảng 2/3 lượng nhập khẩu của Mỹ. Việc đánh thuế lên các nước này sẽ làm gia tăng giá cả, ảnh hưởng người tiêu dùng nội địa cũng như lời hứa kiểm soát lạm phát của ông Trump.Bên cạnh đó, trong nhiều năm qua, các quan chức cấp cao của Bộ Tài chính Mỹ lo ngại việc lạm dụng trừng phạt kinh tế có thể khiến vũ khí này kém hiệu quả khi khuyến khích các nước thiết lập mạng lưới tài chính nằm ngoài sự kiểm soát của Mỹ. Việc cấm vận và thuế quan cũng sẽ khiến các đồng minh của Mỹ mạnh dạn hơn trong việc thắt chặt quan hệ kinh tế với đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc, giúp họ bớt bị ảnh hưởng từ đòn đáp trả tài chính của Washington. "Chúng ta sẽ chờ xem liệu chiến thuật này có hiệu quả hay không. Một khi đã bóp cò, bạn phải chấp nhận hậu quả", cựu quan chức Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ Caleb McCarry nói.